Top 7 loại đặc sản Tây Nguyên khiến bạn mê đắm mê đuối

 

Gà nướng Bản Đôn được rất nhiều người yêu thích, một lần nếm thử chắc chắn sẽ khiến bạn nhớ mãi. Thịt gà Bản Đôn vừa dai vừa thơm, là gà nuôi thả vườn, ăn côn trùng và thóc lúa nên thịt rất ngọt. Đặc biệt, người dân Tây Nguyên còn có công thức tẩm ướp gà rất đặc biệt để món ăn càng thêm phần đậm đà, hấp dẫn.

Đặc sản Tây Nguyên gà nướng Bản Đôn ghi điểm với màu sắc vàng ruộm từ mật ong. Cắn thử một miếng, bạn sẽ ngửi thấy mùi thơm của sả, hương vị thịt nồng đượm, chấm với muối ớt thì ngon không gì bằng. Vì thế, đây là món ăn mà bạn chắc chắn phải thưởng thức khi có dịp du lịch Tây Nguyên nhé.

 

Cá lăng không phải loại cá hiếm gặp, ở đâu cũng có. Thế nhưng khi tới Tây Nguyên, loại cá lăng mà bạn được thưởng thức là cá sông nên thịt ngon và thơm hơn cá nuôi rất nhiều. Cá lăng có thể chế biến thành rất nhiều món ăn thơm ngon, hai trong số đó là cá lăng nướng và cá lăng nấu canh chua. Thưởng thức món đặc sản Tây Nguyên chế biến từ cá lăng chắc chắn sẽ là trải nghiệm ẩm thực đáng nhớ dành cho bạn.

Tiếp theo trong danh sách đặc sản Tây Nguyên sẽ là món gỏi lá rau rừng. Món ăn này lọt top 10 đặc sản Việt Nam nên chắc chắn sẽ mang đến cho bạn hương vị cực kỳ khó quên. Điểm đặc biệt của gỏi lá rau rừng Tây Nguyên là bước chuẩn bị nguyên liệu từ 40 loại lá khác nhau.

Khi thưởng thức bạn sẽ cuốn những loại lá này thành hình phễu rồi gắp thịt và da heo thái mỏng trộn với thính vào giữa, chấm cùng nước mắm chua ngọt. Vị của lá rừng rất độc đáo, vừa ngọt, vừa chua lại hơi có vị chát, hòa quyện cùng thịt béo ngậy càng trở nên hấp dẫn hơn.

Phở khô còn có tên gọi khác là phở hai tô. Sở dĩ có tên gọi này là vì khi phục vụ món ăn sẽ chia làm một tô phở trộn với topping, tô còn lại là nước dùng. Bánh phở được trụng chín, trộn với hành phi, thịt heo băm, cà rốt bào sợi, tiêu, ớt, nước mắm. Còn tô nước dùng sẽ có thịt bò, bò viên, hành lá, chân giò hoặc xương.

Điểm khác biệt của món đặc sản Tây Nguyên này là sẽ ăn kèm với tương đen. Đây là loại tương được lên men từ đậu nành và đường vàng theo công thức truyền thống của người Gia Lai. Vì thế nên món phở khô này cũng có hương vị rất riêng biệt, lạ miệng, được rất nhiều thực khách gần xa tấm tắc khen ngợi khi có dịp thưởng thức.

Lần đầu thưởng thức bún đỏ Đắk Lắk bạn sẽ cảm thấy khá lạ vì sợi bún không có màu trắng như bình thường, thay vào đó là màu đỏ rất bắt mắt. Sở dĩ như vậy vì bún được trụng vào nồi nước dùng hầm bằng xương heo, gạch cua và nước hạt điều. Sợi bún đỏ cũng to hơn bình thường, khi ăn sẽ có độ dai vừa phải.

Mỗi tô bún đỏ thường có các loại topping là thịt cua, thịt heo nạc thái mỏng, tóp mỡ, trứng cút, thêm rau sống ăn kèm là rau cần, giá đỗ, rau cải. Đây là món đặc sản Tây Nguyên rất thích hợp thưởng thức vào bữa sáng, giúp bạn no nê để vi vu chèo đèo, lội suối, tham quan các điểm du lịch nổi tiếng.

Đặc điểm của thịt nai là ít gân, phần mỡ có màu trắng ngà, mùi cực kỳ đặc trưng. Thịt nai có rất nhiều cách chế biến như xào lăn, nướng, nhúng giấm, cháo bao tử nai, sườn nai nướng tảng… Hương vị thịt nai hoàn toàn khác biệt so với thịt bò, thịt heo, hứa hẹn sẽ là trải nghiệm ẩm thực rất mới mẻ mà bạn nên thử.

Nhắc đến đặc sản Tây Nguyên mà bỏ qua rượu cần thì sẽ là một thiếu sót rất lớn. Loại rượu này được ngâm ủ kỹ lưỡng, được chia thành nhiều loại như rượu thóc, rượu cơm, rượu kê, rượu đậu… Trong các dịp lễ hội quan trọng của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên thì rượu cần là một phần không thể thiếu.

Một điểm đặc biệt của rượu cần nữa là uống trực tiếp từ chum thay vì rót ra ly. Bạn sẽ cùng mọi người quây quần bên đống lửa, dùng một chiếc ống cần dài để hút rượu. Truyền thống uống rượu cần này thể hiện tinh thần đoàn kết và sự gắn bó cộng đồng của người dân Tây Nguyên.

Trên đây là một số món đặc sản Tây Nguyên mà Vietpromotion muốn giới thiệu đến bạn. Mảnh đất cao nguyên này còn rất nhiều món ăn hấp dẫn đang chờ bạn thưởng thức.

Nguồn: Báo điện tử Tiền Phong